image banner
Mạnh dạng chuyển đất lúa ít hiệu quả sang trồng cây ăn trái của hội viên nông dân SXKDG ấp Bằng Lăng

Mạnh dạng chuyển đất lúa ít hiệu  quả sang trồng cây ăn trái của hội viên nông dân SXKDG ấp Bằng Lăng

    Những năm gần đây ở Xã Tân Lập, đời sống người dân có nhiều thay đổi theo hướng khá giàu lên nhờ chuyển sang trồng cây ăn trái trên nền đất lúa ít hiệu quả. Các loại cây trồng được nông dân chọn chuyển đổi nhiều trong các năm qua là sầu riêng, mít, Bưỡi, nhãn,. Tuy hầu hết sản phẩm mới chỉ được bán ở dạng trái tươi nhưng theo các nhà vườn, hiệu quả kinh tế cây ăn trái đem lại vẫn cao hơn so với trồng lúa.

    Xác định Sầu riêng là cây chủ lực, bà Đỗ Thị Bay lựa chọn hai giống thị trường ưa chuộng là Ri6 và Monthong để trồng và bà trồng được 300 gốc hiện nay đã 7 năm tuổi, Theo bà  Bay, thời gian trồng cây Sầu phải từ 5 năm trở lên mới có thể ra trái. Theo tiết lộ của bà Bay, tuy có thời gian phát triển dài nhưng do nhờ áp dụng kết hợp giữa phân bón hữu cơ sinh học và phân hóa học giúp cải tạo đất, kích thích cây ra rễ khỏe, chỉ sau 4,5 năm  trồng, vườn Sầu riêng của bà Bay đã ra hoa và cho thu hoạch và có năng xuất cao trong năm 2021-2022 bà bán được trên 3 tỉ đồng và đã trừ ra chi phí từ trước tới nay.Trong năm 2023 tuy Sầu riêng chưa cho trái nhưng thương lái đã hợp đồng 3 tỉ đồng. 

Anh-tin-bai

                                                 Tham quan mô hình trồng sầu riêng tại ấp Bằng Lăng
     Hiện tại, sầu riêng đã cho thu hoạch năm thứ hai và tiền bán sầu riêng sầu riêng mang lại cho bà Bay nguồn thu nhập đáng kể, có thể cáng đáng được chi phí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho toàn bộ khu vườn cao hơn bình thường.
Bà Đỗ Thị Bay cho biết“Tôi chọn sầu riêng vì năng suất cao hơn những loại cây khác lại dễ trồng thu nhập cao. Vườn sầu riêng của tôi đến nay đã đảm bảo dư tiền cho phân bón cũng như trang trải các chi phí khác để nuôi cây Sầu riêng”.

 

       Đến nay, tổng diện tích vườn cây ăn trái của xã Tân Lập là hơn 430 ha. Riêng năm cây sầu riêng, khoảng 130 đất lúa hiệu quả thấp đã được nông dân chuyển đổi. Xã Tân Lập  cũng phát triển được 3 hợp tác xã, 3 tổ hợp tác, 1 câu lạc bộ trồng cây ăn trái theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm, trong đó, tổ hợp tác trồng cây ăn trái được hỗ trợ sản xuất theo quy trình VietGAP với hơn 18 ha. Đặc biệt Xã Tân Lập có hơn 130 ha sầu riêng và cũng được cấp 2 mã vùng xuất khẩu  sang Trung quốc được 39 hộ tham gia với diện tích 70 ha hiện nay bà con nông dân trong xã đang tin tưởng hướng đi mới mô hình này và được lãnh đạo các địa phương trong và ngoài xã Tham quan học hỏi.

    Ông Nguyễn Văn Cường Chủ tịch Hội nông dân xã địa phương  đã hỗ  trợ triển khai nhiều hoạt động để đồng hành cùng nông dân, bao gồm: hỗ trợ tập huấn kỹ thuật, cây giống và kết nối cung cầu nhằm giúp người dân chuyển đổi đạt hiệu quả. Đặc biệt  liên kết nhà vườn và; cấp mã số vùng trồng gắn với xây dựng thương hiệu sản phẩm. Đây là hướng đi mà ngành nông nghiệp xã Tân Lập đã xác định để tạo ra các sản phẩm trái cây chất lượng cao, an toàn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

“Chúng tôi cho rằng, việc cấp và quản lý mã số vùng trồng gắn với truy xuất nguồn gốc là rất cần thiết. Bởi, trái cây muốn xuất khẩu đi các nước, đưa vào siêu thị và các kênh bán hàng cấp cao, đòi hỏi phải đạt chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm và có nguồn gốc rõ ràng”.

Nguyễn Văn Cường

image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tháng: 1
  • Tất cả: 1
Thư viện ảnh